Kênh đào Phù Nam - Techo ảnh hưởng đến ĐBSCL như thế nào?
Ngày 7.1, TAND cấp cao tại TPHCM bước qua phần xét hỏi đối với 2 cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam cùng các đồng phạm.Tại phiên phúc thẩm, bị cáo Đặng Việt Hà (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 8.2021 - 12.2022) và bị cáo Trần Kỳ Hình (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 1.2014 - 7.2021) đều giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.Trong đó, bị cáo Hà nhận trách nhiệm là người đứng đầu, nhưng không đồng ý về chịu trách nhiệm chung số tiền 40 tỉ đồng như bản án sơ thẩm đã quy kết. Bởi bị cáo cho rằng mình "không đòi hỏi cũng như không đưa ra bất cứ yêu cầu về quyền lợi riêng nào".Cũng theo bị cáo Hà, ngay khi giữ chức cục trưởng, bị cáo đã thiết lập đường dây nóng, có lịch tiếp công dân hằng tuần để nhận phản ánh của người dân về tiêu cực. Ngoài ra, bị cáo còn chỉ đạo xây dựng cải cách và sửa đổi phần mềm kiểm định xe cơ giới nhằm bịt lỗ hổng về an ninh, đảm bảo về an toàn thông tin, vừa giúp cho doanh nghiệp, vừa chống tiêu cực.Bị cáo Trần Kỳ Hình khai chỉ chịu trách nhiệm đối với số tiền hơn 7,1 tỉ đồng hưởng lợi cá nhân, chứ không chịu trách nhiệm về toàn bộ số tiền tham ô của Cục Đăng kiểm.Bị cáo Trần Anh Quân (cựu quyền Trưởng phòng Kiểm định xe cơ giới) cũng giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Quân bị TAND TPHCM tuyên phạt 14 năm tù về tội "nhận hối lộ". Bị cáo khai nhận hối lộ mỗi một bộ hồ sơ từ 1 - 3 triệu đồng.Như Thanh Niên thông tin, tháng 8.2024, xét xử sơ thẩm TAND TP.HCM phạt bị cáo Trần Kỳ Hình 19 năm tù về tội "nhận hối lộ" hơn 7,1 tỉ đồng, 6 năm tù về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", tổng hợp hình phạt chung là 25 năm tù.Tòa phạt các bị cáo Đặng Việt Hà 19 năm tù về tội "nhận hối lộ"; Nguyễn Vũ Hải (cựu Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, phụ trách hoạt động của Phòng Tàu sông) 4 năm tù về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" vì hành vi cấp thông báo năng lực cho 15 hồ sơ cơ sở đóng tàu không đủ điều kiện.Với 251 bị cáo còn lại, HĐXX tuyên phạt từ 1 năm tù nhưng cho hưởng án treo đến 30 năm tù.Bị cáo Trần Kỳ Hình với vị trí cục trưởng, vì vụ lợi cá nhân nhận tiền của các bị cáo từ đơn vị đăng kiểm tư nhân hơn 7,1 tỉ đồng. Ngoài ra, bị cáo còn phê duyệt thông báo năng lực cho 63 hồ sơ cơ sở đóng tàu không đúng quy định. Hình đã nộp lại 2,85 tỉ đồng và 12.000 USD khắc phục hậu quả.Đối với bị cáo Đặng Việt Hà, theo tòa, bị cáo đã thiếu giám sát và chỉ đạo lãnh đạo các phòng ban Cục Đăng kiểm Việt Nam, các trung tâm đăng kiểm trên cả nước nhận hối lộ; bị cáo vì vụ lợi cá nhân, khi nhận nhiệm vụ cục trưởng đã chỉ đạo cấp dưới nâng mức tiền nhận hối lộ của bản thân lên cao nhất. Tổng số tiền bị cáo Hà phải chịu trách nhiệm chung là hơn 40 tỉ đồng, hưởng lợi 8,55 tỉ đồng.Bản án này đã bị Viện KSND TP.HCM kháng nghị vào tháng 9.2024, vì cho rằng mức hình phạt mà TAND TP.HCM đã tuyên đối với 18 bị cáo trong vụ án là quá nhẹ, chưa đảm bảo tính răn đe phòng ngừa. Ngoài ra, còn có khoảng 140 bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Vụ án có khoảng 100 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo.Theo kế hoạch, phiên tòa được xét xử kéo dài từ ngày 6.1 - 17.1.Bất ngờ lớn tại giải eSports Đột Kích CFS 2022 Grand Finals
Chiều 4.3, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc phiên tòa xét xử sơ thẩm bộ đôi siêu lừa đảo "chạy" chấp thuận đầu tư siêu dự án bến du thuyền sông Hàn.HĐXX tuyên phạt Nguyễn Nho Cầm (62 tuổi, ngụ đường Huỳnh Thúc Kháng, P.Nam Dương – nay là P.Phước Ninh, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) tù chung thân, Phạm Phú Quyền (63 tuổi, ngụ Q.Tân Phú, TP.HCM) 20 năm tù, cùng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo cáo trạng, năm 2018, ông Lê Bảo Khương (Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Khương Lê) đọc trên báo thông tin UBND TP.Đà Nẵng kêu gọi đầu tư dự án bến du thuyền sông Hàn khu vực cảng sông Hàn (đường Bạch Đằng, P.Thạch Thang, Q.Hải Châu).Công ty Khương Lê muốn đầu tư siêu dự án này nên nhờ nhiều người giới thiệu và gặp Phạm Phú Quyền. Mặc dù Quyền không có thẩm quyền, không có các mối quan hệ để "chạy" quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư bến du thuyền cho Công ty Khương Lê, nhưng Quyền vẫn "nổ", cam kết có thể giải quyết.Quyền cũng biết Nguyễn Nho Cầm thuộc diện "tay không bắt giặc", không thể lấy dự án của UBND TP.Đà Nẵng, nhưng cả hai vẫn thông đồng lừa đảo ông Lê Bảo Khương.Quyền hướng dẫn ông này làm công văn đề xuất khai thác dự án bến du thuyền - nhà hàng ven sông Hàn gửi HĐND, UBND thành phố, lãnh đạo TP.Đà Nẵng, rồi Cầm gửi công văn này đến bộ phận một cửa Trung tâm hành chính TP.Đà Nẵng.Công văn được lãnh đạo UBND TP.Đà Nẵng bút phê "chuyển Sở Kế hoạch Đầu tư hướng dẫn", Cầm đưa công văn bút phê này cho Quyền và Quyền lợi dụng việc này, tiếp tục "nổ" với ông Khương về việc "chạy" dự án tiến triển thuận lợi.Ngày 19.12.2018, Quyền gọi ông Khương vào TP.HCM để đưa công văn này và yêu cầu ông Khương giao 2,7 tỉ đồng để giải quyết thủ tục tiếp theo.Quyền viết giấy nhận tiền, nói ông Khương về Đà Nẵng làm theo hướng dẫn của Cầm.2 ngày sau, ông Khương (đại diện Công ty Khương Lê làm bên A) và Nguyễn Nho Cầm (bên B) lập biên bản thỏa thuận về việc xin cấp quyết định chấp thuận đầu tư dự án bến du thuyền tại khu vực cảng sông Hàn. Nội dung 2 bên mở tài khoản chung, ông Khương nộp vào 20 tỉ đồng tại Phòng giao dịch Thanh Khê Ngân hàng Bản Việt. Nếu ông Khương nhận được quyết định về dự án bến du thuyền sông Hàn thì Cầm được giải ngân 20 tỉ đồng, nếu không thì tài khoản tự đưa Cầm ra khỏi đồng sở hữu tài khoản.Ngày 26.2.2019, Cầm và Quyền nói dối với ông Khương về siêu dự án sắp hoàn thành thủ tục, cần tiền để đẩy nhanh tiến độ nên ông Khương đồng ý giải ngân 20 tỉ đồng.Cầm, Quyền cam kết chậm nhất đến 30.3.2019 có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, tuy nhiên sau đó 2 bị cáo không giải quyết được giấy tờ đầu tư, không trả tiền cho ông Khương và công ty.Trước tòa, Nguyễn Nho Cầm khai sau khi nhận 20 tỉ đồng, đã đưa bị cáo Phạm Phú Quyền 2 tỉ đồng, còn lại dùng 18 tỉ đồng "chạy" các hồ sơ, thủ tục. Tuy nhiên, bị cáo không có chứng cứ chứng minh việc chuyển tiền cho nhiều người để "chạy" giấy tờ dự án.Quá trình điều tra xác định, Cầm, Quyền đã chiếm đoạt 22,7 tỉ đồng, trong đó có 20 tỉ đồng của Công ty Khương Lê, 2,7 tỉ đồng của ông Khương. Đối với số tiền cá nhân, ông Khương không yêu cầu bồi thường và xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Quyền.
TP.HCM ra mắt tổ hợp giải trí bên Công viên bờ sông Sài Gòn (TP.Thủ Đức)
Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường và nền kinh tế, tổng doanh thu phí bảo hiểm của công ty ước đạt gần 19.200 tỉ đồng, thị phần đạt 13,1%; doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới quy năm ước tính 3.550 tỉ đồng, dẫn đầu trong các công ty bảo hiểm nhân thọ có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, lợi nhuận sau thuế ước đạt hơn 2.100 tỉ đồng, nộp vào ngân sách Nhà nước gần 1.000 tỉ đồng; Tổng tài sản trên 75.000 tỉ đồng, tăng 13% so với năm 2023.Luôn thực hiện cam kết cao về nghĩa vụ và trách nhiệm nhằm bảo đảm quyền lợi ưu việt cho khách hàng, đồng thời củng cố niềm tin của khách hàng khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, trong năm 2024, Dai-ichi Life Việt Nam đã chi trả quyền lợi bảo hiểm 4.800 tỉ đồng cho hơn 370.000 trường hợp, nâng tổng số tiền chi trả quyền lợi bảo hiểm trên 24.300 tỉ đồng cho hơn 2 triệu trường hợp trong 17 năm qua. Nhằm đảm bảo thực hiện cam kết chi trả quyền lợi của khách hàng trong tương lai, đến nay, Dai-ichi Life Việt Nam đã trích lập khoản dự phòng nghiệp vụ lên đến gần 50.000 tỉ đồng.Trong năm 2024, Dai-ichi Life Việt Nam đã nỗ lực vượt bậc trong cải tiến công nghệ, đầu tư hệ sinh thái số, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhằm tối ưu hóa trải nghiệm cho khách hàng: Ứng dụng Dai-ichi Connect với hơn 1 triệu khách hàng sử dụng, tỷ lệ nộp hồ sơ yêu cầu quyền lợi bảo hiểm trực tuyến đạt gần 50%; triển khai hệ thống Dai-ichi Medic đến toàn bộ mạng lưới đối tác trên 300 bệnh viện/phòng khám, giúp rút ngắn thời gian xử lý yêu cầu thẩm định và bảo lãnh viện phí cho khách hàng; nâng cấp Tài liệu bán hàng và Công cụ Lập kế hoạch bảo hiểm với nội dung dễ hiểu và dễ sử dụng; tiên phong thực hiện việc ghi âm/ghi hình trong quá trình tư vấn; ra mắt sản phẩm Bảo hiểm Chăm Sóc Sức Khỏe Toàn Cầu 24/7 với nhiều quyền lợi ưu việt và mức phí cạnh tranh, giữ vững vị thế dẫn đầu của Dai-ichi Life Việt Nam về dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe trên thị trường; hoàn thiện hệ sinh thái số sức khỏe và hạnh phúc với Dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến giúp khách hàng và gia đình chủ động chăm sóc sức khỏe. Song song đó, Chuỗi hội thảo Hành trình Sức khỏe và Hạnh phúc được triển khai rộng rãi trên toàn quốc nhằm phổ cập cho khách hàng các kiến thức y khoa hữu ích để sống vui khỏe hơn mỗi ngày.Sau 18 năm hình thành và phát triển, Dai-ichi Life Việt Nam đã xây dựng nền tảng vững chắc và khẳng định chiến lược tăng trưởng bền vững với các thành tựu ấn tượng: Tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng gấp 52 lần, số lượng khách hàng tăng 15 lần, tổng vốn đầu tư tăng 53 lần và tổng giá trị tài sản tăng 105 lần. Công ty vinh dự phục vụ gần 5 triệu khách hàng thông qua đội ngũ trên 2.000 nhân viên và 100.000 Tư vấn Tài chính chuyên nghiệp và mạng lưới kinh doanh trên 300 văn phòng và hơn 2.360 điểm giao dịch tại 63 tỉnh, thành trên toàn quốc.Song hành cùng hoạt động kinh doanh hiệu quả, Dai-ichi Life Việt Nam luôn chú trọng thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. Thông qua Quỹ Vì cuộc sống tươi đẹp, công ty đã tiên phong khởi xướng nhiều chương trình và sáng kiến hỗ trợ cộng đồng ý nghĩa với tổng số tiền đóng góp lên đến trên 76 tỉ đồng xuyên suốt 4 lĩnh vực: giáo dục, sức khỏe y tế, môi trường và từ thiện xã hội trong 18 năm qua.Trong năm 2024, Dai-ichi Life Việt Nam đã vinh dự nhận nhiều giải thưởng và danh hiệu uy tín trong nước và quốc tế nhằm ghi nhận những nỗ lực bền bỉ và đóng góp xuất sắc của Công ty cho nền kinh tế, xã hội và người dân Việt Nam, tiêu biểu như: "Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024" và "Thương hiệu truyền cảm hứng 2024; "Doanh nghiệp Tiêu biểu ASEAN 2024", "Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (2016-2024); "Top 500 Doanh nghiệp Lợi nhuận tốt nhất Việt Nam 2024"; "Top 500 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam 2024" Top 3 trong "Top 10 Công ty Bảo hiểm Nhân thọ uy tín năm 2024"; "Top 10 Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam 2024"; "Top 50 Doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2024; "Doanh nghiệp phát triển bền vững 2024"; "Doanh nghiệp Vì Cộng đồng - Saigon Times CSR" (2019 - 2024); Bằng khen của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về những thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 2024.
Thông tin trên được Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Nguyễn Bắc Nam thông tin tại buổi họp báo kinh tế - xã hội định kỳ chiều 20.3, nhằm cung cấp thông tin mới nhất về chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức khi tinh gọn bộ máy.TP.HCM đã có kế hoạch tinh giảm bộ máy giai đoạn 2022 - 2026, giảm 5% công chức hành chính, 10% người hưởng lương từ ngân sách. Tuy nhiên, trong chỉ đạo về sắp xếp bộ máy mới đây, Trung ương chỉ đạo giảm ít nhất 20% biên chế.Sở Nội vụ đã tham mưu cho UBND TP.HCM ban hành kế hoạch tổng thể sắp xếp bộ máy các cơ quan chuyên môn, đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập cấp thành phố và cấp quận, huyện. Trong đề án của từng đơn vị phải thể hiện rõ việc tinh giảm 20% biên chế.Ông Nam cho biết thêm, hiện Sở Nội vụ đang dự thảo điều chỉnh kế hoạch tinh giản biên chế theo chỉ đạo mới nhất của Trung ương.Hồi tháng 2.2025, HĐND TP.HCM ban hành Nghị quyết 01 về mức hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi tinh gọn bộ máy, với mức hỗ trợ cao nhất lên đến hơn 1,1 tỉ đồng.Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM cho biết từ ngày 1.3 đến 20.3, toàn TP.HCM có 281 trường hợp làm đơn xin nghỉ việc, gồm 237 xin nghỉ hưu trước tuổi, 44 trường hợp nghỉ thôi việc.Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 67/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178/2024. Ông Nam cho biết Sở Nội vụ đang nghiên cứu, tham mưu UBND TP.HCM báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM điều chỉnh chính sách theo đúng Nghị định 67.Đối với khối chính quyền, Sở Nội vụ là cơ quan tham mưu thẩm định từng trường hợp, từng đối tượng cụ thể, tuân thủ Nghị định 178/2024 và Nghị định 67/2025. Tùy theo độ tuổi, thời gian đóng BHXH, mức lương hiện hưởng mà cán bộ, công chức nhận mức hỗ trợ khác nhau."Hội đồng thẩm định cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng đúng quy định từng trường hợp", ông Nam khẳng định, đồng thời cho biết Sở Nội vụ tham mưu UBND TP.HCM thành lập hội đồng thẩm định xem xét, quyết định.Trả lời câu hỏi của Báo Thanh Niên về việc có chi hỗ trợ thêm nữa không, ông Nam cho biết Sở Nội vụ đang rà soát các văn bản pháp luật, Nghị định 67 để tham mưu UBND TP.HCM. Nếu có liên quan đến HĐND TP.HCM thì báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM xin chủ trương rồi trình cấp thẩm quyền."Sở Nội vụ đang nỗ lực, cố gắng tham mưu trình trong kỳ họp HĐND TP.HCM để điều chỉnh kịp thời sau khi Nghị định 67 ban hành", ông Nam nói thêm.Một trong những nội dung quan trọng của Nghị định 67 là điều chỉnh khoản 6 điều 9 của Nghị định 178 là bãi bỏ quy định hỗ trợ thêm của địa phương. Phó giám đốc Sở Nội vụ khẳng định sẽ nghiên cứu thật kỹ, thật sát, cân nhắc việc có tiếp tục áp dụng hay không để tham mưu lãnh đạo thành phố phương án phù hợp, đúng quy định.
Những trường THPT nào ở TP.HCM thường có chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 nhiều nhất?